08 Tháng 6 2012
|Hoạt động tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ, Hải Phòng.Theo Tổng cục Hải quan, nguyên tắc xử phạt quy định tại Thông tư 193/2009/TT-BTC năm 2009 của Bộ Tài chính (quy định chi tiết việc xử lí vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan) không dùng để xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính được quy định tại các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khác.
Trước đó, Hải quan Hải Phòng đã có phản ánh tới Tổng cục Hải quan về việc lúng túng trong xử lí hành vi vi phạm hành chính đối với Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên Dược phẩm Trung ương 2 Hà Nội (Báo Hải quan số 67 phát hành ngày 5-6 đã phản ánh).
Theo Cục Hải quan Hải Phòng, Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên Dược phẩm Trung ương 2 Hà Nội có hành vi vi phạm “kinh doanh hàng hóa có nhãn không ghi đủ các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa” đối với 2 lô hàng thực phẩm chức năng (được mở tờ khai nhập khẩu ngày 16 và 17-5 tại Chi cục Hải quan quản lí hàng đầu tư gia công Hải Phòng).
Hành vi vi phạm trên được định danh và quy định chế tài xử phạt tại Nghị định 06/2008/NĐ-CP năm 2008 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại (Nghị định này được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định 112/2010/NĐ-CP năm 2010).
Tuy nhiên, tại Thông tư 193/2009/TT-BTC năm 2009 của Bộ Tài chính (hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan) quy định “Một hành vi vi phạm do cùng một cá nhân, tổ chức thực hiện ở cùng thời điểm trên nhiều tờ khai, hợp đồng thì chỉ xử phạt một lần; đồng thời áp dụng tình tiết tăng nặng “vi phạm nhiều lần trong cùng một lĩnh vực”.
Từ thực tế vụ việc và các văn bản dẫn chiếu nêu trên, Hải quan Hải Phòng lúng túng trường hợp Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên Dược phẩm Trung ương 2 Hà Nội đã có hành vi vi phạm Nghị định 06 (vi phạm trong lĩnh vực thương mại) có áp dụng nguyên tắc xử phạt của Thông tư 193 hay không (nếu áp dụng sẽ có tình tiết tăng nặng “vi phạm nhiều lần trong cùng một lĩnh vực” - PV)? để làm căn cứ ban hành quyết định xử lí vi phạm với DN. Ngoài ra, Thông tư 193 chỉ áp dụng cho các vi phạm xảy ra trong lĩnh vực hải quan hay áp dụng cả với vi phạm ở lĩnh vực khác do cơ quan Hải quan phát hiện?
Các vướng mắc của Hải quan Hải Phòng đã được Tổng cục Hải quan hướng dẫn kịp thời như đã nêu ở trên.
Theo Hải quan Online.
Bài mới nhất:
- Thông báo đầu mối xử lý vướng mắc trong khai và chia sẻ dữ liệu nguồn gốc phương tiện NK - Thứ hai, 04 Tháng 1 2021
- QUYẾT ĐỊNH XÓA NỢ ĐỐI VỚI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ DUY KHOA - Thứ năm, 31 Tháng 12 2020
- QUYẾT ĐỊNH XÓA NỢ ĐỐI VỚI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI SÔNG HỒNG - Thứ năm, 31 Tháng 12 2020
- Hướng dẫn khai và chia sẻ dữ liệu nguồn gốc phương tiện giao thông nhập khẩu - Thứ tư, 02 Tháng 12 2020
- Tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức về Quy tắc xuất xứ trong các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới - Thứ năm, 08 Tháng 10 2020
Bài cũ hơn:
- Hải quan Đà Nẵng thu NSNN tăng 11,2% - Thứ tư, 06 Tháng 6 2012
- Bị phạt hơn 1,2 tỷ đồng vì "xuất khẩu hàng hóa giả mạo xuất xứ" - Thứ tư, 06 Tháng 6 2012
- Ngành Hải quan hưởng ứng "Tháng hành động phòng chống ma túy" - Thứ tư, 06 Tháng 6 2012
- Hàng SXXK tiêu thụ nội địa phải xin giấy phép NK tự động - Thứ tư, 06 Tháng 6 2012
- Bắt vụ nhập lậu kim cương trị giá trên 5 tỉ đồng - Thứ ba, 05 Tháng 6 2012