03 Tháng 2 2012
kiemtrasautqĐược sự ủy thác của 193 nước thành viên, Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc (UNCTAD) đã thay mặt các nước đang phát triển nghiên cứu về đơn giản hóa thủ tục và hồ sơ trong thương mại quốc tế. UNCTAD phối hợp với các đối tác chủ động nhất trong lĩnh vực tạo thuận lợi thương mại, trong đó có Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO).
Hỗ trợ các nước đang phát triển
Tại Hội nghị Bộ trưởng Singapore vào tháng 12/1996, các nước thành viên Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) đã quyết định đưa nội dung tạo thuận lợi thương mại vào phần thảo luận và chỉ đạo Hội đồng thương mại hàng hóa đảm nhiệm công tác tìm hiểu và phân tích về đơn giản hóa thủ tục thương mại nhằm đánh giá phạm vi áp dụng các quy tắc của WCO trong vấn đề này. Nội dung này đã được nêu ra tại Hội nghị Bộ trưởng tổ chức tại Columbus (Ohio) vào tháng 10/1994, thuộc chương trình Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Hiệu quả thương mại do UNCTAD tổ chức. Sau đó, vào tháng 10/2001 tại Doha, Qatar, các nước thành viên WTO đã thông qua tuyên bố khẳng định tầm quan trọng của tạo thuận lợi thương mại và sau vài năm chuẩn bị, dẫn tới đàm phán tạo thuận lợi thương mại từ tháng 7/2004 trên cơ sở thể thức tại Phụ lục D của “Gói tháng 7”.
Từ đó, UNCTAD và WCO đã phối hợp với Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) thành lập nhóm lấy tên “Tổ chức Phụ lục D”, tổ chức nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ hợp tác của các nước đang phát triển trong đàm phán tạo thuận lợi thương mại. Những hoạt động như Hội nghị chuyên đề khu vực và quốc gia nhằm mục đích phân tích các nội dung, thách thức, phương án đề xuất tại nhóm đàm phán. Các tài liệu như Tài liệu kỹ thuật do UNCTAD chuẩn bị, hay phối hợp với WCO chuẩn bị và các hoạt động trong lĩnh vực này đã có nhiều tác động nổi bật. Trong đó, áp dụng “Tự đánh giá nhu cầu và ưu tiên” nhằm hỗ trợ thành lập diễn đàn hợp tác giữa các thể chế quốc gia liên quan tới thương mại quốc tế trong một nước.
UNCTAD đã xây dựng và áp dụng ASYCUDA và Mô hình dữ liệu WCO ASYCUDA và Hệ thống tự động cho dữ liệu Hải quan tại hơn 90 nước thành viên WCO theo phiên bản 3 hoặc 4, các phiên bản mới nhất được xây dựng và điều chỉnh phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế áp dụng cho thương mại và giao thông toàn cầu. Do đó kể từ khi thông qua Mô hình dữ liệu WCO năm 2003, hệ thống ASYCUDA được cập nhật phù hợp với Mô hình này, được thể hiện trong các phiên bản nối tiếp của Mô hình dữ liệu WCO.
Mô hình này cung cấp tối đa khuôn khổ bộ dữ liệu được tiêu chuẩn hóa và các văn bản điện tử khi thực hiện thủ tục thông quan và là một yếu tố quan trọng đối với bất kỳ hệ thống IT nào của Hải quan. Từ tháng 1/2010, UNCTAD và WCO đã thống nhất và thiết lập cơ quan hợp tác nhằm đảm bảo thống nhất giữa ASYCUDA (phiên bản 4) và Mô hình dữ liệu WCO (phiên bản 3).
ASYCUDA và Mạng lưới Hải quan toàn cầu
Nhận lời mời của WCO, tháng 2/2011, UNCTAD đã tham dự nhóm làm việc đặc biệt về Mạng lưới Hải quan toàn cầu, đại diện cho hệ thống trao đổi dữ liệu xuyên biên giới giữa Hải quan thông qua hệ thống ASYCUDA. Bài phát biểu đã thu hút sự quan tâm của các nước thành viên WCO vì đã cung cấp thông tin cụ thể về công tác chuẩn bị, các điều kiện cần thiết nhằm trao đổi dữ liệu hiệu quả trên thực tế.
UNCTAD được kêu gọi cống hiến vào nỗ lực chung nhằm xây dựng chương trình hoạt động cho hệ thống trao đổi thông tin một cách hệ thống và tự động. Hiện tại các cơ quan thuộc UNCTAD và WCO đang tiếp tục nghiên cứu về khái niệm Mạng lưới Hải quan toàn cầu và các lựa chọn, công tác chuẩn bị nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện.
ASYCUDA và nCEN
Đầu năm 2011, WCO đã phân tích với UNCTAD về tính hiệu quả của việc phối hợp nghiên cứu xây dựng nghị định thư hoặc các kênh trao đổi dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước hoạt động trong hệ thốngMạng lưới Kiểm soát Hải quan (CEN). Trong phiên làm việc đầu tiên tổ chức tại Brussels, một vấn đề quan trọng nổi lên đó là cấu trúc và chức năng của hệ thống ASYCUDA có thể được sử dụng như là cơ sở cho xây dựng trao đổi thông tin tự động.
Nhóm Mạng lưới Kiểm soát Hải quan quốc gia của WCO và các nhà lãnh đạo hệ thống ASYCUDA đã thống nhất về cuộc họp tới tại Geneva để xây dựng chương trình hợp tác. Mặc dù đây mới là các đầu tiên, nhưng hợp tác giữa UNCTAD và WCO đã đặt ra nhiều thách thức cần được giải quyết cho các nhà kỹ thuật như tính phức tạp của giao diện, xem xét về an ninh, các yêu cầu bảo mật nghiêm ngặt.
Hợp tác trong tương lai giữa UNCTAD và WCO
Thay mặt các nước thành viên, trong đó 173 quốc gia là thành viên của 2 tổ chức, WCO chia sẻ mục tiêu chung bao gồm xây dựng dịch vụ hải quan hoạt động hiệu quả hơn nhằm đảm bảo an ninh chặt chẽ hơn, cạnh tranh và minh bạch hơn. Chương trình ASYCUDA cùng với chuyên gia kỹ thuật, chuyên gia và kinh nghiệm của mình sẵn sàng thực hiện mục tiêu và hợp tác với WCO và các nước thành viên.
Các lĩnh vực trọng tâm trong quan hệ hợp tác giữa UNCTAD và WCO là áp dụng Mô hình dữ liệu WCO và Mạng lưới hải quan toàn cầu và phát triển Mạng lưới Kiểm soát Hải quan quốc gia.
Phòng HTHN – Vụ HTQT
Bài mới nhất:
- LÀM RÕ MỘT SỐ NỘI DUNG THÍ SINH QUAN TÂM TẠI THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC HQ NĂM 2021 - Thứ sáu, 09 Tháng 4 2021
- Quyết định về việc khoanh tiền nợ thuế đối với 02 doanh nghiệp tại Chi cục HQCK Cha Lo - Thứ hai, 29 Tháng 3 2021
- THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC HẢI QUAN NĂM 2021 - Thứ ba, 16 Tháng 3 2021
- Thông báo đầu mối xử lý vướng mắc trong khai và chia sẻ dữ liệu nguồn gốc phương tiện NK - Thứ hai, 04 Tháng 1 2021
- QUYẾT ĐỊNH XÓA NỢ ĐỐI VỚI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ DUY KHOA - Thứ năm, 31 Tháng 12 2020
Bài cũ hơn:
- Phiên họp lần thứ nhất Ban chỉ đạo quốc gia về cơ chế một cửa ASEAN và Cơ chế hải quan một cửa quốc gia được thành lập theo Quyết định 2120/QĐ-TTg ngày 29/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ - Thứ sáu, 03 Tháng 2 2012
- Công tác đấu tranh chống buôn lậu và những thành tích đạt được - Thứ sáu, 03 Tháng 2 2012
- Thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa của người nước ngoài mua tại Việt Nam - Thứ năm, 02 Tháng 2 2012
- Những phát triển mới trong công tác hợp tác và hội nhập quốc tế của Hải quan Nga - Thứ năm, 02 Tháng 2 2012
- Thủ tục thông quan hàng hóa xuất khẩu - nhập khẩu phải kiểm dịch - Thứ năm, 02 Tháng 2 2012