28 Tháng 11 2012
|Công chức Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1 kiểm tra thực phẩm NKCục Hải quan TP.HCM vừa có kiến nghị Tổng cục Hải quan về thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu có nguồn gốc thực vật theo Thông tư số 13/2011/TT-BNNPTNT ngày 16-3-2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Theo Cục Hải quan TP.HCM, Cục Quản lí chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) gửi công văn số 1720/QLCL-CL2 đề nghị Cục Hải quan TP.HCM phối hợp thực hiện triển khai Thông tư số 13/2011/TT-BNNPTNT ngày 16-3-2011.
Theo văn bản của Cục Quản lí chất lượng nông lâm sản và thủy sản thông báo, hiện nay đã có 13 quốc gia được phép xuất khẩu hàng hóa theo danh mục vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, đến hết ngày 31-12-2012, đối với các hợp đồng xuất khẩu được kí trước ngày 1-7-2011 thì không căn cứ vào danh sách 13 quốc gia để làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa.
Sau ngày 31-12-2012 phải thực hiện theo đúng Thông tư số 13/2011/TT-BNNPTNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu.
Căn cứ khoản 1, Điều 5 Thông tư số 13/2011/TT-BNNPTNN quy định về yêu cầu các điều kiện đối với hàng hóa nhập khẩu, trong đó có điều kiện hàng hóa phải được sản xuất tại quốc gia được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận.
Theo quan điểm của Cục Hải quan TP.HCM, điều kiện nêu trên phải do các cơ quan quản lí Nhà nước trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp kiểm tra trước khi cho đăng kí kiểm tra an toàn thực phẩm đối với lô hàng nhập khẩu.
Cơ quan Hải quan chỉ căn cứ giấy đăng kí kiểm tra an toàn thực phẩm để làm thủ tục nhập khẩu và thông quan khi có Thông báo lô hàng đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm.
Cục Hải quan TP.HCM kiến nghị, cơ quan Hải quan không chịu trách nhiệm về xuất xứ của lô hàng nhập khẩu đã được hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận, và đề nghị không thực hiện nội dung công văn 1720 nêu trên của Cục Quản lí chất lượng nông lâm sản và thủy sản.
Tại khoản 2, Điều 5 Thông tư 13 quy định các điều kiện đối với hàng hóa có chứa thành phần biến đổi gen, hoặc chiếu xạ, hoặc sản xuất theo công nghệ mới, trong đó, ngoài điều kiện về xuất xứ, phải xuất trình giấy lưu hành tự do (CFS) cũng như bản công hợp quy.
Với điều kiện nêu trên, Cục Hải quan TP.HCM cũng đề nghị cơ quan Hải quan không phải chịu trách nhiệm kiểm tra về những quy định nêu tại nội dung này, cơ quan Hải quan chỉ căn cứ giấy đăng kí kiểm tra an toàn thực phẩm để làm thủ tục nhập khẩu và thông quan khi có Thông báo lô hàng đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa có chứa thành phần biến đổi gen, hoặc chiếu xạ, hoặc sản xuất theo công nghệ mới./.
Theo Hải quan Online
Bài mới nhất:
- Thông báo đầu mối xử lý vướng mắc trong khai và chia sẻ dữ liệu nguồn gốc phương tiện NK - Thứ hai, 04 Tháng 1 2021
- QUYẾT ĐỊNH XÓA NỢ ĐỐI VỚI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ DUY KHOA - Thứ năm, 31 Tháng 12 2020
- QUYẾT ĐỊNH XÓA NỢ ĐỐI VỚI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI SÔNG HỒNG - Thứ năm, 31 Tháng 12 2020
- Hướng dẫn khai và chia sẻ dữ liệu nguồn gốc phương tiện giao thông nhập khẩu - Thứ tư, 02 Tháng 12 2020
- Tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức về Quy tắc xuất xứ trong các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới - Thứ năm, 08 Tháng 10 2020
Bài cũ hơn:
- Đà Nẵng: Phát hiện vụ việc XK trái phép gỗ trắc - Thứ tư, 28 Tháng 11 2012
- 16 doanh nghiệp vi phạm về kiểm tra chất lượng - Thứ tư, 28 Tháng 11 2012
- Truy thu gần 20 tỉ đồng thuế từ mặt hàng bo mạch - Thứ tư, 28 Tháng 11 2012
- Thực hiện kiểm tra sau thông quan: Một doanh nghiệp bị truy thu 32 tỉ đồng - Thứ tư, 28 Tháng 11 2012
- Khai khống 4,47 m³ gỗ sưa - Thứ tư, 28 Tháng 11 2012